Chi phí đầu tư dây chuyền sản xuất vữa khô không phải chủ đầu tư nào cũng hiểu rõ. Vì thế, Đại Việt xin phép chia sẻ 5 loại phí cần biết cho doanh nghiệp có ý định làm vữa trộn sẵn và đầu tư dây chuyền sản xuất.
Chi tiết 5 loại phí đầu tư dây chuyền sản xuất vữa khô trộn sẵn phổ biến nhất hiện nay!
Hình ảnh máy móc thiết bị làm vữa khô trộn sẵn tang sấy cát đa tầng, phễu chứa liệu cát ướt trước khi đem sấy, hệ thống băng tải và các thiết bị làm vữa khô trong dây chuyền
Loại phí đầu tiên chính là chi phí mua thiết bị máy móc dây chuyền sản xuất vữa khô. Dù dây chuyền làm vữa khô công suất nhỏ từ 5 – 10 tấn hay công suất lớn 30 – 60 tấn, thì phí máy móc thiết bị vẫn lớn nhất và quan trọng nhất. Đây là phí đầu tư dây chuyền sản xuất vữa khô doanh nghiệp nào cũng biết, nhưng chưa thực sự hiểu rõ. Mức phí mua máy móc thiết bị có cao hay thấp phụ thuộc vào loại thiết bị nhập khẩu chính hãng, mới đồng bộ; Hay dây chuyền thiết bị cũ nhưng được “tân trang” và bán giá như mới. Nên, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý, nếu mức giá máy móc thiết bị quá rẻ so với giá thị trường, nên cân nhắc tìm các nhà cung cấp chuyên nghiệp và uy tín, đã lắp thực tế các dây chuyền vữa khô, có thể đến xem trực tiếp để đánh giá năng lực, độ uy tín của nhà cung cấp.
Hình ảnh phí đầu tư dây chuyền sản xuất vữa khô – Chi phí vận chuyển từ cảng về xưởng lắp đặt dây chuyền của doanh nghiệp
Loại phí đầu tư dây chuyền sản xuất vữa khô thứ 2 là phí vận chuyển. Chi phí vận chuyển bao gồm chi phí vận chuyển từ nước ngoài nhập khẩu về Việt Nam, chi phí vận chuyển từ cảng về nơi lắp đặt dây chuyền sản xuất vữa khô của doanh nghiệp. Loại chi phí này có thể được nhà cung cấp tính toán khi báo giá cho doanh nghiệp, hoặc tách riêng. Nên khi trao đổi thông tin, doanh nghiệp cần lưu ý làm rõ chi phí vận chuyển đã được tính trong báo giá của nhà cung cấp, hay tính riêng cho doanh nghiệp. Thường các nhà cung cấp sẽ tính toán luôn giúp doanh nghiệp các khoản chi phí vận chuyển, vì bên đơn vị cung cấp đã lắp đặt thực tế dây chuyền vữa khô, đã có kinh nghiệm và đã có mức giá tham khảo. Đương nhiên giá thực tế sẽ có sự thay đổi tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể.
Hình ảnh lắp đặt thiết bị của hệ thống lọc bụi bằng cần cẩu – Chi phí thuê cẩu để lắp đặt các thiết bị nặng vài tấn
Chi phí thứ 3 là loại phí lắp đặt dây chuyền vữa khô. Phí lắp đặt được xem là loại phí đầu tư dây chuyền sản xuất vữa khô cho doanh nghiệp. Phí này bao gồm chi phí thuê cẩu để lắp máy tại hiện trường. Tức khi thiết bị làm vữa khô về, máy móc sẽ được vận chuyển tới nơi lắp đặt chính là nhà xưởng sản xuất của doanh nghiệp. Đa phần các loại máy móc đều khá nặng, có thể nặng lên vài tấn, do đó cần thuê đội thợ cẩu để lắp đặt vào các vị trí mong muốn. Ngoài ra, các bộ phận như cabin, chân trụ cần thuê gia công để làm, lắp đặt trước, khi thiết bị về sẽ lắp đặt vào vị trí theo như bản vẽ thiết kế. Các chi phí khác như nhân công lắp đặt, thợ cơ khí, thợ xây lò… đều được tính vào khoản phí này. Quý vị có thể tham khảo chi tiết: Thiết bị làm vữa khô.
Hình ảnh vận hành chạy thử – Đây là chi phí đầu tư dây chuyền sản xuất vữa khô
Chi phí thứ 4 là chi phí vận hành chạy thử bao gồm: Phí nguyên liệu chạy thử như nhiên liệu đốt lò tang sấy, nguyên liệu cát, xi măng, phụ gia để chạy sản xuất thử, phí nhân công kỹ sư vận hành, chi phí đóng điện… Đây đều được xem là loại phí đầu tư dây chuyền sản xuất vữa khô doanh nghiệp cần nắm rõ để tính toán, tối ưu chi phí.
Hình ảnh chi phí làm nhà xưởng khi đầu tư dây chuyền sản xuất vữa khô
Chi phí thứ 5 là các loại chi phí khác như chi phí lo giấy tờ thủ tục kinh doanh, pháp lý, lắp trụ điện sản xuất riêng, làm nhà xưởng… Đây là các khoản phí đầu tư dây chuyền sản xuất vữa khô ban đầu doanh nghiệp cần chuẩn bị trước khi quyết định mua dây chuyền làm vữa khô. Nắm rõ được các khoản chi phí này giúp doanh nghiệp bước đầu hiểu và tìm các giải pháp tối ưu chi phí tốt nhất.
Trên đây là 5 loại chi phí đầu tư dây chuyền sản xuất vữa khô bất cứ doanh nghiệp muốn sản xuất vữa khô đều cần nắm rõ. Từ đó, việc thực hiện tối ưu chi phí trong từng loại sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể khi đầu tư, vận hành dây chuyền sản xuất vữa khô trộn sẵn. Đồng thời giúp doanh nghiệp tính toán được mức giá vữa thành phẩm khi sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh giá trên thị trường. Liên hệ ngay với Đại Việt 0911.628.628 để được tư vấn hỗ trợ tối ưu chi phí tốt nhất.
Xem ngay bài viết tổng hợp: 15 câu hỏi phổ biến nhất về dây chuyền vữa khô