Tin tức

Bảo dưỡng dây chuyền sản xuất vữa khô đúng cách

Bảo dưỡng dây chuyền sản xuất vữa khô là điều tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không biết cách thực hiện, dây chuyền dễ gặp sự cố, làm giảm năng suất, tăng chi phí sửa chữa và gây gián đoạn sản xuất. Vậy, bảo dưỡng đúng cách gồm những bước nào, tại các vị trí thiết bị máy móc nào trong dây chuyền, cùng xem chi tiết dưới đây!

Tại sao cần phải bảo dưỡng dây chuyền sản xuất vữa khô?

Hình ảnh bảo dưỡng dây chuyền sản xuất vữa khô đúng cách

Hình ảnh bảo dưỡng dây chuyền sản xuất vữa khô đúng cách – Ảnh minh họa

Việc bảo dưỡng dây chuyền vữa khô nói riêng hoặc bất cứ dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng nào cũng đều cần phải thực hiện các bước vệ sinh, kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ. Làm việc này sẽ giúp các máy móc, thiết bị như:

  • Hệ thống cấp liệu, trộn, định lượng, đóng bao hoạt động hiệu quả, các cơ cấu vận hành chính xác, không kẹt, không quá nhiệt duy trì năng suất ổn định
  • Bảo dưỡng đúng cách giúp giảm hao mòn cơ khí, chống gỉ, tránh bụi bám trên động cơ – bảng điện, kéo dài tuổi thọ máy móc từ 30–50% tăng tuổi thọ thiết bị.
  • Hạn chế sự cố dừng máy để sữa lỗi… Bởi trong việc sản xuất, một khi hệ thống dừng sản xuất vì lỗi kỹ thuật có thể gây thiệt hại hàng chục triệu đồng mỗi ngày. Bảo dưỡng định kỳ giúp phát hiện sớm nguy cơ hỏng hóc.
  • Đáp ứng tiêu chuẩn ISO và yêu cầu của đối tác: Nhiều nhà máy áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001, yêu cầu có quy trình bảo trì thiết bị định kỳ để đảm bảo truy vết sản xuất và an toàn.
Hình ảnh dây chuyền vữa khô Bắc Giang

Hình ảnh dây chuyền vữa khô Bắc Giang – Ảnh minh họa: Bảo dưỡng dây chuyền sản xuất vữa khô đúng cách

Lịch trình bảo dưỡng dây chuyền sản xuất vữa khô

Việc bảo dưỡng cần chia thành các cấp độ theo thời gian vận hành. Ví dụ áp dụng cho dây chuyền sản xuất vữa khô hoạt động ca 8 tiếng/ ngày sẽ có lịch trình bảo dưỡng như sau:

Loại bảo dưỡngTần suấtNội dung chính
Bảo dưỡng hàng ngàyTrước & sau caVệ sinh bụi, kiểm tra tiếng động lạ, kiểm tra báo lỗi điều khiển
Bảo dưỡng hàng tuần1 lần/tuầnSiết lại bu lông, kiểm tra dây curoa, băng tải, mỡ bôi trơn
Bảo dưỡng hàng tháng1 lần/thángKiểm tra động cơ, hộp số, thay mỡ vòng bi
Bảo dưỡng lớn định kỳ hàng năm6 tháng – 1 nămTháo rời – kiểm tra toàn diện hệ thống, thay thế linh kiện hao mòn
Hình ảnh mua dây chuyền vữa khô ở đâu uy tín chất lượng

Hình ảnh mua dây chuyền vữa khô ở đâu uy tín chất lượng – Ảnh minh họa: Bảo dưỡng dây chuyền sản xuất vữa khô đúng cách

Các bước thực hiện bảo dưỡng dây chuyền vữa khô

Bảo dưỡng dây chuyền sản xuất vữa khô gồm các bước thực hiện kiểm tra vệ sinh, bảo dưỡng ở các vị trí như: Tang sấy cát, máy sàng rung, vít tải, máy trộn vữa keo, băng tải gầu, băng tải vận chuyển bao, hệ thống đóng bao. Cụ thể như sau:

STTTÊN THIẾT BỊ BẢO DƯỠNG HÀNG NGÀYBẢO DƯỠNG TUẦNBẢO DƯỠNG THÁNGBẢO DƯỠNG NĂM
1TANG SẤY– Kiểm tra dòng điện làm việc theo tiêu chuẩn– Thực hiện các công việc bảo dưỡng hàng ngày– Thực hiện các công việc bảo dưỡng tuần– Thực hiện các công việc bảo dưỡng theo tháng
– Kiểm tra các bulong chân giá, bổ sung nước làm mát gối con lăn– Bơm mỡ các vị trí gối con lăn truyền động và con lăn dẫn hướng số lượng 50g/1 vị trí bơm– Thay dầu hộp số giảm tốc mô tơ 6 tháng/ lần dầu bánh răng VG220– Thay dầu hộp giảm tốc mô tơ
2SÀNG RUNG– Kiểm tra lưới sàng, chân giá mô tơ rung– Thực hiện các công viêc bảo dưỡng hàng ngày– Thực hiện các công việc bảo dưỡng tuần
– Bơm mở mô tơ rung 1 tháng 1 lần mỗi vị trí 20g mỡ bơm
– Thực hiện các công việc bảo dưỡng theo tháng
3VÍT TẢI– Kiểm tra dòng điện làm việc không tải trong giới hạn cho phép, bất thường thì dừng máy kiểm tra– Thực hiện các công viêc bảo dưỡng hàng ngày– Thực hiện các công việc bảo dưỡng tuần– Thực hiện các công việc bảo dưỡng theo tháng
– Kiểm tra độ thiếu đủ của dầu hộp giảm tốc vít tải thiếu phải bổ sung tìm nguyên nhân xử lý kịp thời.– Bơm mỡ các vị trí ổ bi đầu vít tải– Thay dầu hộp giảm tốc vít sau 100 giờ hoạt động đầu tiên, các lần tiếp theo 3000 giờ hoạt
động, dầu bánh răng độ nhớt VG220.
– Thay dầu hộp giảm tốc vít tải chủng loại bánh răng
4 MÁY TRỘN– Kiểm tra độ tổng thể cối trộn bulong chân giá cối, bàn tay trộn, kiểm tra bổ sung dầu trong hộp bơm dầu tự động làm kín trục– Thực hiện các công việc bảo dưỡng hàng ngày– Thực hiện các công việc bảo dưỡng hàng tuần– Thực hiện các công việc bảo dưỡng theo tháng
– Kiểm tra mức dầu trong hộp truyền động thiếu phải tìm nguyên nhân khắc phục và bổ sung kịp
thời
– Bơm mỡ các vị trí gối bi đầu trục, vị trí gối bi cửa xả– Thay dầu hộp giảm tốc cối trộn sau 200 giờ làm việc đầu tiên, các lần tiếp theo sau 3000 giờ
làm việc, loại dầu bánh răng VG320
– Thay dầu hộp giảm tốc cối trộn sau 3000 giờ làm việc, loại dầu bánh răng VG320
5BĂNG TẢI GẦU– Kiểm tra dòng điện không tải trong giới hạn cho phép nếu bất thường thì dừng máy kiểm tra– Thực hiện các công viêc bảo dưỡng hàng ngày– Thực hiện các công việc bảo dưỡng tuần– Thực hiện các công việc bảo dưỡng theo tháng
– Kiểm tra độ căng của xích truyền động từ hộp giảm tốc tới xích tải gầu, điều chỉnh độ căng phù hợp. Kiểm tra khớp truyền động từ mô tơ tới hộp giảm tốc.– Bơm mỡ các vị trí gối trục ổ bi 20g/1 vị trí 200 giờ hoạt động băng tải gầu bơm 1 lần. Bổ sung mỡ bôi trơn xích truyền động từ hộp số tới trục truyền động xích tải gầu.– Thay dầu hộp số sau 200 giờ hoạt động đầu tiên và các lần tiếp theo 3000 giờ hoạt động,
chủng loại dầu bánh răng độ nhớt VG100
– Thay dầu hộp giảm tốc băng tải gầu, loại dầu bánh răng độ nhớt VG100
– Kiểm tra dầu bôi trơn hộp giảm tốc thiếu phải bổ sung và tìm nguyên nhân sửa chữa– Kiểm tra vệ sinh đáy băng tải gầu, kiểm tra gầu và xích gầu, tăng chỉnh xích băng tải gầu cho phù hợp
6BĂNG TẢI VẬN
CHUYỂN BAO
– Kiểm tra độ căng, độ lệch đều của băng tải, điều chỉnh phù hợp– Thực hiện các công viêc bảo dưỡng hàng ngày– Thực hiện các công việc bảo dưỡng tuần– Thực hiện các công việc bảo dưỡng theo tháng
– Kiểm tra dầu bôi trơn hộp giảm tốc thiếu phải bổ sung và tìm nguyên nhân sửa chữa– Bơm mỡ các vị trí gối trục ổ bi 20g/1 vị trí 200 giờ hoạt động băng tải gầu bơm 1 lần.– Thay dầu hộp số sau 200 giờ hoạt động đầu tiên và các lần tiếp theo 3000 giờ hoạt động, chủng loại dầu bánh răng độ nhớt VG220
7HỆ THỐNG ĐÓNG BAO– Kiểm tra hệ thống khí nén, các vị trí khớp liên kết gối bi, cao su, đường ống– Thực hiện các công viêc bảo dưỡng hàng ngày– Thực hiện các công việc bảo dưỡng tuần– Thực hiện các công việc bảo dưỡng theo tháng
– Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi ca làm việc– Bơm mỡ các vị trí gối trục ổ bi 20g/1 vị trí 200 giờ hoạt động– Thay các chi tiết hao mòn như cao su khớp

Bảng hướng dẫn này áp dụng với dây chuyền sản xuất 1 ngày 08 tiếng

Ghi chú: Thợ vận hành, thợ bảo dưỡng dây chuyền sản xuất vữa khô hàng ngày, tháng, năm luôn luôn phải tuân thủ các yêu cầu về bảo dưỡng trước ca sản xuất, bảo dưỡng định kỳ, các thông số kỹ thuật cần hiểu rõ trong quá trình vận hành để dây chuyền đạt hiệu quả, an toàn, năng xuất cao nhất.

Sai lầm thường gặp khi bảo dưỡng dây chuyền vữa khô

Hình ảnh dây chuyền vữa khô và keo ở Hà Nam

Hình ảnh dây chuyền vữa khô và keo ở Hà Nam – Ảnh minh họa: Bảo dưỡng dây chuyền sản xuất vữa khô đúng cách

  • Chỉ bảo trì khi máy hỏng: Chờ thiết bị hư mới sửa chữa sẽ tốn nhiều chi phí hơn gấp 3–5 lần so với bảo trì định kỳ.
  • Dùng sai loại mỡ bôi trơn: Mỗi thiết bị (bạc đạn, hộp số, côn trục…) cần loại mỡ khác nhau. Dùng sai mỡ có thể gây cháy động cơ, mài mòn nhanh.
  • Không ghi chép lịch sử bảo trì: Việc thiếu nhật ký bảo trì khiến không thể đánh giá nguyên nhân lỗi, khó xử lý triệt để các vấn đề lặp lại.
  • Bỏ qua kiểm tra hệ thống điều khiển: Nhiều sự cố bắt nguồn từ lỗi PLC, biến tần, sensor sai lệch… nhưng lại thường bị bỏ qua trong các đợt kiểm tra.

Nên:

Hình ảnh dự án dây chuyền vữa khô và keo dán gạch bình thuận

Hình ảnh dự án dây chuyền vữa khô và keo dán gạch bình thuận – Ảnh minh họa: Bảo dưỡng dây chuyền sản xuất vữa khô đúng cách

  • Lập checklist kiểm tra hàng ngày, phân rõ trách nhiệm từng bộ phận (cơ khí – điện – điều khiển).
  • Gắn mã QR thiết bị để truy xuất thông tin bảo trì nhanh qua điện thoại.
  • Sử dụng phần mềm quản lý bảo trì (CMMS) để: Theo dõi lịch trình. Cảnh báo sớm thời gian thay thế linh kiện.Lưu trữ hồ sơ kỹ thuật của từng thiết bị.
  • Nên chọn phụ tùng chính hãng giúp tăng tuổi thọ thiết bị và giảm nguy cơ dừng máy đột xuất.
  • Ưu tiên vật tư có sẵn trong nước để rút ngắn thời gian sửa chữa.
  • Đơn vị cung cấp dây chuyền uy tín sẽ luôn có kho phụ tùng dự phòng, hỗ trợ kỹ thuật kịp thời.

Kết luận

Bảo dưỡng dây chuyền sản xuất vữa khô đúng cách là yếu tố then chốt giúp nhà máy vận hành ổn định, kéo dài tuổi thọ máy móc và nâng cao hiệu quả kinh tế. Thay vì chờ thiết bị hỏng mới sửa, hãy chủ động xây dựng kế hoạch bảo trì định kỳ, theo dõi tình trạng vận hành và đào tạo nhân viên kỹ thuật đúng quy trình. Khi sử dụng dây chuyền máy móc thiết bị Đại Việt cung cấp, chủ đầu tư hoàn toàn yên tâm sẽ được hướng dẫn chi tiết bảo dưỡng dây chuyền sản xuất đúng cách cũng việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc định kỳ từ Đại Việt.

Gọi ngay 0911.628.628 để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất. Đại Việt luôn không ngừng nỗ lực tìm kiếm công nghệ tốt nhất, cung cấp giải pháp, phương án thiết kế tối ưu cho khách hàng giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, nâng cao chất lượng vữa khô và keo dán gạch. Hãy để Đại Việt đồng hành cùng quý công ty góp phần phát triển ngành xây dựng xanh bền vững tại Việt Nam.

Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *