Trong quá trình dây chuyền sản xuất hoạt động, nhiều nhân viên vận hành vẫn băn khoăn về cách vệ sinh máy ép gạch không nung sau mỗi ca làm như thế nào đúng cách, và giúp máy sạch, vận hành ổn định, bền bỉ. Bài viết Đại Việt chia sẻ ngay dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này giúp quý vị!
Tại sao cần vệ sinh máy ép gạch không nung sau mỗi ca làm
“Của bền tại người” là câu mà các cụ xưa vẫn dạy con cháu. Câu nói này vẫn đúng ở mọi thời đại. Khi máy ép gạch không nung hoạt động liên tục trong 8 – 10 tiếng trên mỗi ca sản xuất. Có đơn vị còn sản xuất 2 ca/giờ. Vì thế, vệ sinh máy ép gạch không nung đúng cách góp phần đảm bảo tránh cho máy bị hư hỏng, sửa chữa, vận hành trơn tru.
Đặc biệt, nguyên liệu sản xuất gạch không nung thường có cát, xi măng nên bụi bặm, nếu không vệ sinh đúng cách, các bộ phận chính như khuôn ép, xilanh thủy lực, đường ray… dễ bị bám bẩn, két lại, ăn mòn gây lỗi khi vận hành những ca làm việc tiếp theo. Điều này đương nhiên ảnh hưởng đến hiệu suất, máy dừng chờ sửa mất thời gian. Hậu quả:
- Giảm năng suất ép gạch.
- Gạch bị nứt, vỡ do khuôn dính cặn.
- Tăng chi phí sửa chữa và thay thế linh kiện.
- Ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất và uy tín doanh nghiệp.
Vì vậy, việc vệ sinh máy sau mỗi ca là nhiệm vụ bắt buộc trong quy trình sản xuất gạch không nung.
Quy trình vệ sinh máy ép gạch không nung sau mỗi ca làm
Vệ sinh máy gạch không nung có phải chi đơn thuần là lau chùi? Không đây là quy trình kỹ thuật: Cần nắm được hướng dẫn chi tiết, cần thực hiện đúng các bước trong quy trình để đảm bảo thiết bị vận hành ổn định, không phát sinh lỗi, giảm hao mòn thiết bị tốt nhất.

Hình ảnh máy ép gạch Đại Việt có tốt không – Ảnh minh họa: Cách vệ sinh máy ép gạch không nung sau mỗi ca làm
Chuẩn bị dụng cụ
Trước khi bắt đầu vệ sinh máy ép gạch không nung, công nhân vận hành cần kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết:
- Chổi sắt, bàn chải cứng: Dùng để đánh cặn vữa, xi măng bám cứng.
- Giẻ lau (khô và ướt): Lau các bộ phận kim loại và bảng điều khiển.
- Xô nước và bình xịt (nếu có): Hỗ trợ rửa sạch bề mặt nhanh hơn.
- Dầu bôi trơn hoặc chống rỉ nhẹ: Dùng sau khi lau khô các bề mặt chịu ma sát.
- Găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ: Đảm bảo an toàn cho người thao tác.
Nếu không có sự chuẩn bị, vẫn có thể vệ sinh máy ép gạch không nung đúng cách, nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian, tốn công sức hết, và không đúng kỹ thuật, không đảm bảo an toàn khi thực hiện.
Xác định vị trí cần vệ sinh

Hình ảnh cụm máy ép gạch không nung của dây chuyền sản xuất ở Thái Bình – Ảnh minh họa: Cách vệ sinh máy ép gạch không nung sau mỗi ca làm
Sở dĩ nhân viên vận hành cần xác định được vị trí cần vệ sinh sau mỗi ca làm, bởi không phải vị trí nào cũng cần vệ sinh hàng ngày. Dưới đây là các vị trí nhân viên vận hành dây chuyền sản xuất gạch không nung thực hiện vệ sinh đúng cách:
- Khuôn ép (khuôn trên và khuôn dưới): Là nơi tiếp xúc trực tiếp với vữa, dễ bám xi măng cứng.
- Mặt bàn ép và puly dẫn động: Thường bị dính bụi mịn, dầu hoặc vữa rơi vãi.
- Xylanh thủy lực và thanh trượt: Nếu để bụi bẩn bám lâu sẽ làm trầy xước, rò rỉ dầu.
- Hệ thống băng tải (nếu có): Cần làm sạch bề mặt dây và các rulo dẫn.
- Tủ điện, bảng điều khiển: Chỉ lau khô nhẹ, không dùng nước.
Việc xác định đúng các điểm cần vệ sinh máy ép gạch không nung sau mỗi ca làm giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo hiệu quả làm sạch đạt mức tối ưu nhất.
5 bước thực hiện vệ sinh máy ép gạch không nung đúng cách
Sau khi đã có sự chuẩn bị về dụng cụ thực hiện vệ sinh máy gạch không nung, xác định vị trí cần làm sạch, nhân viên vận hành sẽ thực hiện theo 5 bước dưới đây để đảm bảo an toàn, sạch hiệu quả:

Hình ảnh cụm máy ép gạch không nung QT10 dây chuyền sản xuất tự động hoàn toàn – Ảnh minh họa: Cách vệ sinh máy ép gạch không nung sau mỗi ca làm
- Bước 1: Tắt nguồn điện và đảm bảo an toàn: Nhân viên vận hành dây chuyền gạch cần thực hiện ngắt toàn bộ nguồn điện cấp cho máy ép. Kiểm tra các bộ phận di chuyển đã dừng hoàn toàn hay chưa. Sau đó, thông báo cho các công nhân khác biết máy đang được bảo trì. Có rất nhiều trường hợp tai nạn thương tâm xảy ra khi nhân viên vận hành không đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc bước này. Nếu vẫn còn điện, dễ dẫn đến trường hợp như điện giật, cuốn vào máy chạy… nguy hiểm cho người thực hiện vệ sinh máy ép gạch không nung sau ca làm.
- Bước 2: Vệ sinh bề mặt ngoài: Dùng bàn chải cứng hoặc vòi nước để xịt sạch xi măng bám ngoài thân máy, khung thép, ray dẫn. Lau khô ngay sau đó để tránh gỉ sét, đặc biệt vào mùa mưa hoặc môi trường ẩm.
- Bước 3: Vệ sinh khuôn ép: Đây là bước quan trọng nhất trong việc vệ sinh máy ép gạch không nung. Các bước thực hiện như sau:
- Tháo rời khuôn (nếu thiết kế cho phép): Dễ dàng vệ sinh các góc khuất.
- Dùng chổi sắt làm sạch hoàn toàn vữa bám trên khuôn trên và khuôn dưới.
- Kiểm tra lỗ thoát khí, đảm bảo không bị bít.
- Sau khi sạch, lau khô và bôi dầu mỏng để chống gỉ, chống dính cho lần sử dụng sau.
- Bước 4: Kiểm tra xilanh và đường ray, lau sạch bụi bẩn quanh xilanh thủy lực, tránh để bụi bám dính gây xước hoặc rò rỉ dầu. Bôi trơn các đường ray, puly và bạc đạn bằng mỡ chuyên dụng nếu thấy khô.
- Bước 5: Vệ sinh tủ điện và bảng điều khiển: Tuyệt đối không dùng nước hoặc hóa chất lau phần bảng điều khiển điện. Lau bằng khăn khô, kiểm tra các nút có bị kẹt, nứt hay mất nhạy hay không.
Trên đây là 5 bước thực hiện vệ sinh máy ép gạch không nung đúng cách sau mỗi ca làm việc. Các nhân viên vận hành dây chuyền đều cần nắm được và được đào tạo bài bản để thực hiện mỗi ngày sau ca làm việc.
Lưu ý quan trọng khi vệ sinh máy gạch không nung

Hình ảnh lắp đặt cụm máy ép chính gạch không nung ở Hà Tĩnh – Ảnh minh họa: Cách vệ sinh máy ép gạch không nung sau mỗi ca làm
Để quá trình vệ sinh máy ép gạch không nung diễn ra hiệu quả và không gây hỏng hóc cho thiết bị, công nhân cần ghi nhớ các nguyên tắc sau:
- Không xịt nước trực tiếp vào động cơ, tủ điện hoặc xilanh thủy lực.
- Không dùng hóa chất mạnh hoặc dung môi công nghiệp để lau máy.
- Tuyệt đối không vận hành máy nếu chưa lắp lại đúng vị trí các bộ phận tháo rời.
- Luôn để máy khô hoàn toàn trước khi khởi động lại ca tiếp theo.
- Ghi chú thời gian vệ sinh, tình trạng khuôn, các điểm bất thường (nếu có) vào sổ bảo trì.
Việc tuân thủ các nguyên tắc này sẽ hạn chế tối đa hỏng hóc do thao tác sai, giúp thiết bị luôn trong trạng thái vận hành tốt nhất.
Lịch vệ sinh và bảo trì định kỳ

Hình ảnh giá máy ép gạch không nung – Ảnh minh họa: Cách vệ sinh máy ép gạch không nung sau mỗi ca làm
Ngoài việc vệ sinh máy ép gạch không nung sau mỗi ca, công nhân vận hành cần phối hợp với tổ kỹ thuật để thực hiện lịch bảo trì sau:
Hạng mục | Tần suất | Ghi chú |
---|---|---|
Vệ sinh tổng thể máy | Mỗi ca | Bắt buộc |
Kiểm tra và xiết lại bulong | 1 tuần/lần | Ưu tiên phần chân đế, khuôn |
Bảo dưỡng hệ thống thủy lực | 1 tháng/lần | Kiểm tra rò rỉ, thay dầu nếu cần |
Bảo trì tủ điện | 3 tháng/lần | Kỹ thuật viên thực hiện |
Kết luận
Vệ sinh máy ép gạch không nung sau mỗi ca làm không chỉ là công việc thường nhật mà còn là hành động giữ gìn tài sản chung và nâng cao hiệu quả lao động. Anh em vận hành cần thực hiện đúng quy trình, cẩn thận và không chủ quan. Vì một chiếc máy sạch sẽ là chiếc máy khỏe mạnh và bền bỉ. Nếu có khó khăn trong quá trình vệ sinh, hãy báo ngay cho tổ trưởng hoặc kỹ thuật viên để được hỗ trợ.
Toàn bộ các bước thực hiện vệ sinh máy ép gạch không nung sau mỗi ca làm việc đều được Đại Việt quan tâm, lưu ý, và hướng dẫn đào tạo anh em trực máy tại dây chuyền để đảm bảo an toàn. Gọi ngay 0911.628.628 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất. Đại Việt hoan nghênh các chủ đầu tư mong muốn tham quan các dây chuyền gạch không nung thực tế để có góc nhìn trực quan nhất. Xin cảm ơn!
Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề: