Tin tức

Kết cấu trạm trộn vữa khô tiêu chuẩn

Kết cấu trạm trộn vữa khô tiêu chuẩn là những yêu cầu về kỹ thuật để xây dựng và lắp đặt thiết bị dây chuyền vữa khô hoàn chỉnh, vận hành ổn định, hiệu suất tốt nhất. Đại Việt chia sẻ thông tin qua bài viết này, giúp các doanh nghiệp muốn tìm hiểu đầu tư dây chuyền sản xuất vữa khô dễ hình dung hơn về trạm trộn và dây chuyền sản xuất vữa khô.

Trạm trộn vữa khô bản chất là dây chuyền thiết bị sản xuất vữa khô được thiết kế lắp đặt trên mặt bằng layout nhất định. Về cơ bản kết cấu của trạm trộn vữa khô gồm 3 phần chính: Khu vực sấy cát, cabin trạm trộn chính và khu vực thu bụi. Các khu vực này thường liên kết và đặt cạnh nhau, hoặc tách thành các khu vực riêng tùy vào mặt bằng sản xuất thực tế của doanh nghiệp.

Hình ảnh kết cấu trạm trộn vữa khô mô hình 3D

Hình ảnh kết cấu trạm vữa khô trộn sẵn có 3 tầng hoặc 4 tầng

Cabin trạm trộn vữa khô được kết cấu 3 hoặc 4 tầng chứa các thiết bị trộn vữa khô chính như: Silo, hệ thống cân định lượng, cối trộn vữa, trạm đóng bao tự động. Quý vị có thể xem lại: TOP 6 thiết bị làm vữa khô nhất định phải có trong dây chuyền sản xuất vữa tại Việt Nam. Kết cấu trạm trộn vữa khô được vận hành từ trên xuống. Tầng cao nhất là silo chứa liệu. Tầng 3 là hệ thống cân định lượng để chia liệu phù hợp với công thức sản xuất vữa khô của từng doanh nghiệp. Tầng 2 của cabin là cối trộn vữa khô chính. Tầng dưới cùng là phễu thành phẩm chứa vữa khô sau khi trộn đạt chuẩn và trạm đóng bao tự động.

Lưu ý: Trên đây là kết cấu trạm trộn vữa khô với 1 dây chuyền, nhưng nếu nhà máy có 2, 3 hoặc nhiều hơn các dây chuyền sản xuất sẽ được thiết kế phòng điều khiển, vận hành dây chuyền giữa các cabin tại các vị trí phù hợp nhất.

Với kết cấu trạm trộn vữa khô như trên, cần yêu cầu về:

Hình ảnh kết cấu trạm trộn vữa khô thực tế

Hình ảnh trạm trộn vữa khô thực tế có kết cấu 3 tầng, silo bên ngoài

Chiều cao tiêu chuẩn của trạm trộn vữa khô: Tại Việt Nam ít nhất chiều cao cabin lắp đặt thiết bị làm vữa khô chính cần cao khoảng 10.8m. Như vậy nếu đặt cabin với kết cấu trạm trộn vữa khô 3 tầng cần cao ít nhất 12.5m để thuận lợi cho việc lắp đặt. Bởi các thiết bị làm vữa khô rất nặng, có thể lên tới vài tấn, nên để lắp đặt cần sử dụng xe cẩu. Tại vị trí cabin đặt máy cần chiều cao tối thiểu để cẩu đưa máy móc vào được.

Diện tích lắp đặt kết cấu trạm trộn vữa khô bao nhiêu: Diện tích tối thiểu để đặt cabin của trạm trộn vữa khô 1 dây chuyền tương ứng với 1 cối trộn cần 50 – 80m2. Diện tích tương ứng với số lượng dây chuyền của trạm. Lưu ý: Đây là diện tích riêng của khu vực lắp đặt cabin trạm trộn vữa khô, còn diện tích tối thiểu để lắp đặt toàn bộ dây chuyền ở Việt Nam cần khoảng 600 – 1000m2 trở lên.

Hình ảnh trạm trộn vữa khô có kết cấu như thế nào

Hình ảnh kết cấu trạm trộn vữa khô 3 tầng trong nhà

Ngoài khu vực cabin lắp đặt thiết bị trộn vữa khô chính theo kết cấu như trên, dây chuyền sản xuất vữa cần có khu vực lắp đặt tang sấy cát và hệ thống thu bụi. Đa phần các dây chuyền sản xuất vữa khô trộn sẵn tại Việt Nam đều sử dụng cát đầu vào có độ ẩm cao như cát sông, cát biển, cát nhân tạo. Nên thiết bị sấy cát nguyên liệu về độ ẩm dưới 1% luôn là thiết bị cần có. Hệ thống thu bụi và hệ thống sấy cát sẽ được Đại Việt chia sẻ ở bài viết sau.

Hy vọng, thông tin về kết cấu trạm trộn vữa khô tiêu chuẩn ở trên giúp doanh nghiệp hình dung rõ hơn về dây chuyền sản xuất vữa khô trộn sẵn. Liên hệ ngay với Đại Việt để được tư vấn, hỗ trợ, cung cấp thông tin về lắp đặt dây chuyền thiết bị làm vữa khô trộn sẵn tại Việt Nam. Xin cảm ơn!

Xem thêm: Trạm trộn vữa khô – 5 yếu tố tối ưu chi phí tốt nhất. Và các video thực tế Đại Việt lắp đặt dây chuyền vữa khô kênh: Youtube Đại Việt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *