Tin tức

Tìm hiểu: Máy đóng bao vữa khô đầy đủ nhất

Máy đóng bao vữa khô là 1 trong các thiết bị của dây chuyền sản xuất vữa khô và keo dán gạch. Tùy thuộc vào từng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp, đóng vữa khô cho từng bao quy cách khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về thiết bị này ngay dưới đây!

Tổng quan về máy đóng bao vữa khô trộn sẵn

Hình ảnh máy đóng bao vữa khô và keo dán gạch

Hình ảnh máy đóng bao vữa khô và keo dán gạch

Máy đóng bao vữa khô là gì?

Máy đóng bao vữa khô là thiết bị chuyên dùng để định lượng và đóng gói các loại vữa khô như vữa xây, vữa trát, keo dán gạch, vữa chống thấm… vào bao đóng sẵn, thường có trọng lượng 25–50kg. Thiết bị này được sử dụng phổ biến trong các trạm trộn vữa khô, giúp tăng năng suất đóng bao, đảm bảo độ chính xác và vệ sinh trong quá trình sản xuất.

Việc sử dụng máy đóng bao trong dây chuyền sản xuất vữa giúp:

  • Định lượng chính xác lượng vữa khô trộn sẵn giúp chia vữa khô thành các bao theo khối lượng cố định (thường 25kg – 50kg) đảm bảo tính nhất quán trong từng bao, thuận lợi cho người tiêu dùng.
  • Giúp đóng bao nhanh, chính xác hơn so với phương pháp thủ công, từ đó máy đóng bao vữa giúp tăng năng suất, tiết kiệm nhân công như thiết bị tự động.
  • Sử dụng máy đóng bao giúp hạn chế vữa bay ra ngoài, giảm hao hụt nguyên liệu, đảm bảo vệ sinh đồng thời tạo sự chuyên nghiệp cho bao bì, nâng cao hình ảnh thương hiệu.
  • Máy đóng bao tích hợp tự động hóa giúp dễ dàng kết nối với băng tải, hệ thống nhãn dán, robot xếp bao
Hình ảnh công nghệ đóng bao vữa khô trong sẵn xuất hiện đại

Hình ảnh công nghệ đóng bao vữa khô trong sẵn xuất hiện đại

Nguyên lý hoạt động của máy đóng bao

Máy đóng bao vữa khô hoạt động dựa trên hai nguyên lý định lượng chính:

  • Máy đóng bao vữa sử dụng định lượng bằng trục vít (vít tải) được đặt trong ống dẫn vật liệu. Khi motor quay, trục vít sẽ quay theo, từ đó kéo vữa khô từ phễu chứa xuống miệng bao. Bộ cảm biến khối lượng (cân điện tử) theo dõi lượng vữa nạp vào bao và tự động dừng khi đạt đủ số kg cài đặt. Sử dụng máy đóng bao vữa định lượng bằng trục vít phù hợp với các loại vữa có độ ẩm thấp, thành phần thô, đóng bao chính xác, ít bị tắc nghẽn. Đặc biệt hoạt động ổn định ngay cả với vật liệu có độ chảy kém.
  • Máy đóng bao vữa định lượng bằng khí nén sử dụng hệ thống khí nén (thường là máy nén khí kết hợp van điều áp) để tạo áp lực đẩy vữa khô từ buồng chứa xuống bao. Khi bật van, không khí nén thổi qua các ống dẫn và buồng chứa, tạo lực ép giúp vật liệu mịn chảy xuống bao nhanh chóng. Hệ thống cân điện tử kiểm soát khối lượng, van khí sẽ đóng khi đủ trọng lượng. Sử dụng máy đóng bao vữa định lượng bằng khí nén phù hợp với vật liệu mịn, khô, có khả năng chảy tốt (như vữa mịn, bột trét); Tốc độ đóng bao nhanh và hạn chế tiếp xúc cơ khí với vật liệu, ít hao mòn thiết bị.

Có mấy loại máy đóng bao vữa khô

Nếu phân loại máy đóng bao vữa khô theo cơ chế hoạt động sẽ phân thành: Máy đóng bao bán tự động và máy đóng bao tự động. Loại bán tự động cần người đặt bao và nhấn lệnh đóng. Máy tự động hoàn toàn có hệ thống cấp bao và xả liệu tự động hoàn toàn.

Nếu phân loại máy đóng bao vữa khô theo số lượng vòi sẽ có các loại phổ biến như: 1 vòi, 2 vòi, 4 vòi cho phép đóng nhiều bao cùng lúc nâng cao năng suất. Máy đóng bao 1 vòi: Thích hợp cho xưởng nhỏ, sản lượng thấp. Máy 2 – 4 vòi phù hợp với nhà máy vừa và lớn, tốc độ đóng bao nhanh hơn. Một số máy còn tích hợp băng tải ra bao, hệ thống may miệng bao và dán van tự động.

Như vậy, tùy vào nhu cầu sản xuất của từng doanh nghiệp, quy mô, sản lượng mong muốn, có thể lựa chọn loại máy đóng bao phù hợp. Vì cơ chế máy đóng bao hoàn toàn tự động bao giờ chi phí cũng cao hơn so với loại bán tự động, nhưng năng suất lại vượt trội hơn.

Thông số kỹ thuật chính

Một số thông số kỹ thuật quan trọng cần lưu ý khi lựa chọn máy:

  • Năng suất: Từ vài trăm đến vài nghìn bao/giờ (tùy loại máy).

  • Độ chính xác định lượng: Sai số cho phép ± 0.2 – 0.5 kg/bao.

  • Công suất động cơ: 2 – 7.5kW tùy loại.

  • Loại bao sử dụng: Bao giấy Kraft, bao PP có lót PE, bao khâu, bao hàn, hoặc bao van kín. Thường sử dụng loại bao van sẽ giúp giảm tiêu hao nguyên liệu khi xả xuống bao ra ngoài, góp phần bảo vệ môi trường, ít xì liệu ra không khí.

  • Chiều cao xả liệu: Phù hợp để đặt bao đứng, kết nối băng tải.

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi chọn máy đóng bao và vận hành sử dụng

Máy đóng bao vữa khô trộn sẵn sử dụng để đóng các bao vữa xây, vữa trát, keo dán gạch thường sử dụng trong các nhà máy sản xuất vữa khô, trạm trộn vữa khô phục vụ các công trình hoặc phân phối trên thị trường. Do đó nhà đầu tư cần lưu ý khi lựa chọn máy đóng bao và đặc biệt khi sử dụng, vận hành.

Hinh ảnh cân đóng bao của trạm trộn vữa khô

Hình ảnh cân đóng bao của trạm trộn vữa khô

Cách chọn máy đóng bao vữa khô trộn sẵn đúng chuẩn

Khi lựa chọn máy đóng bao vữa khô, cần căn cứ vào:

  • Doanh nghiệp cần xác định sản lượng đóng bao/ngày, để tính toán và lựa chọn công suất của máy cho phù hợp. Ví dụ sản lượng vữa cần đóng dưới 50 tấn/ngày: Có thể dùng máy bán tự động (1 – 2 vòi). Nếu trên 50 tấn/ngày nên chọn máy tự động, nhiều vòi (3 – 4 vòi) để đảm bảo tốc độ. Việc này giúp doanh nghiệp chọn máy có năng suất phù hợp, tránh đầu tư dư thừa hoặc thiếu công suất.

  • Loại vật liệu cần đóng (vữa khô, keo dán gạch, chống thấm…): Nếu là vữa xây – trát, vật liệu thô hơn có thể dùng máy đóng bao vữa định lượng trục vít. Nếu dạng mịn hơn như keo dán gạch, bột chống thấm nên dùng máy định lượng khí nén sẽ dễ chảy hơn. Một số máy tích hợp cả 2 chế độ, thích hợp cho các doanh nghiệp sản xuất cả loại vữa và vữa đặc biệt như keo dán gạch.

  • Ngoài 2 yếu tố trên, doanh nghiệp cần lưu ý quy mô sản xuất, ngân sách đầu tư ban đầu và số lượng nhân công để có phương án thiết kế dây chuyền sản xuất vữa khô và lựa chọn loại máy đóng bao vữa sao cho phù hợp nhất. Đặc biệt, các chủ đầu tư nên chọn đơn vị cung cấp có kinh nghiệm, dịch vụ hậu mãi tốt, phụ tùng dễ thay thế.
Hình ảnh công nghệ đóng bao vữa khô tự động

Hình ảnh công nghệ đóng bao vữa khô tự động

Yêu cầu vận hành, bảo trì máy đóng bao vữa

Khi vận hành máy đóng bao vữa nói riêng và toàn bộ dây chuyền sản xuất vữa khô, keo dán gạch nói chung, doanh nghiệp cần đảm bảo nguồn điện ổn định giúp máy vận hành liên tục. Có silo chứa vữa khô phía trên giúp bảo quản nguyên liệu tốt, tránh ẩm, cung cấp nguyên liệu đều đặn. Có người vận hành đặt bao (với máy bán tự động) hoặc máy cấp bao tự động. Đặc biệt, cần bố trí không gian hợp lý để ra bao, lưu trữ.

Để máy hoạt động ổn định và bền bỉ, trong quá trình sử dụng doanh nghiệp cần lưu ý: Vệ sinh vòi đóng bao hàng ngày để tránh bám vữa; Hiệu chuẩn hệ thống định lượng định kỳ; Kiểm tra động cơ, cảm biến, van đóng mở thường xuyên; Đảm bảo vật liệu nạp không có dị vật gây tắc nghẽn.

Trên đây là toàn bộ các lưu ý dành cho doanh nghiệp khi lựa chọn thiết bị và vận hành sử dụng máy đóng bao vữa khô trộn sẵn.

Kết luận

Máy đóng bao vữa khô là thiết bị quan trọng giúp các đơn vị sản xuất vữa khô nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng bao bì, giảm chi phí lao động và tăng tính chuyên nghiệp trong việc sản xuất. Tùy theo quy mô sản xuất và loại vật liệu, nhà đầu tư nên lựa chọn dòng máy phù hợp để tối ưu hiệu quả vận hành và chi phí đầu tư ban đầu.

Liên hệ ngay 0911.628.628 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng nhất về dây chuyền sản xuất vữa khô và keo dán gạch, giúp tối ưu chi phí, tăng sản lượng đạt chuẩn hiệu quả.

Xem thêm bài viết khác cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *