Nắm rõ quy cách gạch không nung giúp các kỹ sư thiết kế, nhà thầu thi công, chủ đầu tư công trình hay nhà đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung nắm rõ được các thông số kỹ thuật, từ đó việc sản xuất hay lựa chọn gạch thi công cho công trình đạt hiệu quả và chất lượng tốt hơn. Hiểu được điểu này Đại Việt xin phép chia sẻ rõ hơn về chủ đề này ngay dưới đây!
Tổng quan chung về quy cách gạch không nung
Quy cách gạch không nung là cách mô tả chi tiết hình dạng – kích thước – đặc tính kỹ thuật của một sản phẩm để đảm bảo nó đúng chuẩn, dễ thi công, kiểm tra và sản xuất hàng loạt. Các thông số kỹ thuật tiêu chuẩn của từng viên gạch bao gồm: Kích thước (dài x rộng x cao); Loại gạch đặc, rỗng, block, gạch kè… và các đặc tính kỹ thuật khác như: Độ bền nén (cường độ chịu lực); Độ hút nước; Hình dạng bề mặt (phẳng, có rãnh…); Sai số cho phép tiêu chuẩn;
1. Kích thước chuẩn của gạch không nung (DxRxC)
Kích thước tiêu chuẩn của từng viên gạch là chiều dài, chiều rộng, chiều cao của viên gạch được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là các nhà đầu tư sản xuất dây chuyền gạch không nung. Nắm được kích thước tiêu chuẩn của loại gạch phổ biến, giúp việc sản xuất điều chỉnh các thông số, khuôn ép cho chính xác, đảm bảo gạch sản xuất ra chất lượng, đúng quy cách gạch không nung.
Gạch không nung có những kích thước phổ biến nào?
Mỗi loại gạch không nung đều có kích thước tiêu chuẩn khác nhau. Dưới đây là bảng tham khảo kích thước viên gạch từng loại theo quy cách gạch không nung tiêu chuẩn:
Loại gạch | Kích thước (Dài x Rộng x Cao) mm |
---|---|
Gạch đặc (solid) | 210 x 100 x 60 |
Gạch rỗng 2 lỗ | 210 x 100 x 60 |
Gạch rỗng 3 lỗ | 210 x 100 x 60 |
Gạch block 2 lỗ đứng lớn (xây tường) | 390 x 150 x 190 |
Gạch block rỗng (trang trí) | 390 x 150 x 195 |
Bảng quy cách gạch không nung theo kích thước từng loại gạch. Lưu ý: Trọng lượng thay đổi tùy theo vật liệu đầu vào và công nghệ ép. Với nhà đầu tư sản xuất, việc chọn đúng khuôn gạch phù hợp thị trường là yếu tố quyết định hiệu quả đầu ra
Trên đây là quy cách gạch không nung về kích thước tiêu chuẩn, và sự khác nhau cơ bản về kích thước, ứng dụng trong xây dựng. Các nhà đầu tư sản xuất gạch không nung cần lưu ý nghiên cứu thị trường khu vực xem loại gạch nào đang phổ biến để tiêu thụ gạch hiệu quả. Có thể tham khảo thêm: Gạch không nung là gì các loại phổ biến theo từng vùng
2. Ý nghĩa các thông số kỹ thuật khác
Ngoài thông số kích thước của viên gạch không nung theo từng loại ở trên, bên dưới còn có các thông số kỹ thuật khác viên gạch thành phẩm cần đáp ứng để đạt được quy cách gạch không nung tiêu chuẩn.
Độ bền nén (Mpa) là khả năng chịu lực nén tối đa của viên gạch trước khi bị vỡ. Gạch có cường độ càng cao sẽ càng chịu lực tốt hơn, nhưng thường nặng và giá cao hơn. Cần chọn đúng theo yêu cầu kỹ thuật công trình. Các cấp độ phổ biến:
M3.5 hay còn gọi là gạch đạt mác 3.5 thường dùng làm tường ngăn, vách không chịu lực
M5 hay còn gọi là gạch mác 5 thường dùng làm tường bao nhà dân, công trình thấp tầng
M7.5 – M10 còn hay gọi là Mác 7.5, Mác 10 dùng làm tường chịu lực, móng, nhà cao tầng
Độ hút nước (%) thể hiện khả năng hút ẩm của viên gạch sau khi ngâm nước. Độ hút nước thấp giúp gạch không bị rêu mốc, tăng tuổi thọ.Gạch hút nước quá nhiều sẽ rút nước của vữa, gây bong tróc, nứt mạch xây. Điều này ảnh hưởng đến độ bám dính vữa và chất lượng công trình. Đây là 1 trong số các yếu tố trong quy cách gạch không nung.
Tốt nhất thường < 10%. Quy định: ≤14% với gạch đặc, ≤18% với gạch rỗng
Khối lượng riêng là trọng lượng trung bình của 1 viên gạch, tùy vào loại gạch và nguyên liệu. Khối lượng ảnh hưởng đến thi công, vận chuyển và tải trọng công trình. Gạch nhẹ thì dễ thi công, nhưng phải kiểm tra lại độ bền nén.
Tỷ lệ sai số cho phép là mức chênh lệch tối đa được chấp nhận giữa các viên gạch về kích thước, khối lượng, cường độ nén đảm bảo đồng đều, dễ xây, thẳng hàng, thẩm mỹ cao. Giúp kiểm tra chất lượng đầu ra của dây chuyền sản xuất.
Theo TCVN 6477:2016): Tỷ lệ sai số cho phép đối với gạch nhỏ: ±2 mm; Đối với gạch block: ±3 mm
Quy cách gạch không nung theo từng loại gạch
Quy cách chung ở trên giúp giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm hiểu rõ ý nghĩa từng thông số, tiêu chí. Với mỗi loại gạch đều có quy cách riêng tùy thuộc vào nguyên liệu sản xuất là gì: Xi măng, cát, đá mạt, tro bay, xỉ than… cho tới công nghệ ép rung, ép tĩnh, khí chưng áp… và mục đích sử dụng gạch không nung thành phẩm để làm gì: Xây tường chịu lực, tường ngăn, làm nên hay hàng rào trang trí… Dưới đây là quy cách gạch không nung tương ứng từng loại cụ thể.
1. Quy cách gạch block xi măng (ép rung, dùng khuôn block lớn)
Tiêu chí | Thông số phổ biến |
---|---|
Kích thước | 390 x 150 x 190 mm (2 lỗ) |
Trọng lượng | ~12 – 14 kg/viên |
Cường độ nén | M5 – M10 |
Độ hút nước | ≤ 12% |
Ứng dụng | Nhà xưởng, công trình dân dụng lớn |
2. Gạch từ mạt đá (ép thủy lực hoặc rung tĩnh)
Tiêu chí | Thông số phổ biến |
---|---|
Kích thước | 210 x 100 x 60 mm (đặc hoặc 2 lỗ) |
Trọng lượng | ~2.5 – 3.2 kg |
Cường độ nén | M7.5 – M10 |
Độ hút nước | 8 – 10% |
Đặc điểm | Rất cứng, bề mặt nhẵn, nặng tay |
Ứng dụng | Xây nhà dân dụng, tường chịu lực |
3. Gạch bê tông khí chưng áp (AAC block)
Tiêu chí | Thông số phổ biến |
---|---|
Kích thước | 600 x 200 x 100–250 mm |
Trọng lượng | ~7 – 12 kg tùy độ dày |
Cường độ nén | M3.5 – M5 |
Độ hút nước | Cao (phải chống thấm bề mặt) |
Ưu điểm | Nhẹ, cách nhiệt, cách âm, dễ cắt |
Ứng dụng | Nhà cao tầng, vách ngăn nội thất |
Kết luận
Quy cách gạch không nung không chỉ là thông số kỹ thuật đơn thuần, mà còn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, chất lượng công trình và chiến lược sản xuất. Từ đó khi đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung, các doanh nghiệp lựa chọn thiết bị, khuôn ép cho phù hợp đạt chất lượng gạch không nung tiêu chuẩn, đáp ứng cho thị trường.
Đại Việt không ngừng nỗ lực tìm kiếm công nghệ giải pháp hiện đại, thiết bị sản xuất chất lượng cho ngành gạch không nung. Liên hệ ngay 0911.628.628 để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng nhất. Xin cảm ơn!
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề: