Trạm trộn vữa khô là nơi lắp đặt thiết bị máy trộn, cối trộn chính để sản xuất vữa khô. Tối ưu chi phí là bài toán đặt ra cho nhiều doanh nghiệp khi tìm hiểu đầu tư, lắp đặt dây chuyền sản xuất vữa khô. Dưới đây là 5 yếu tố doanh nghiệp không thể bỏ qua để tối ưu chi phí tốt nhất.
TOP 5 yếu tố tối ưu chi phí tốt nhất khi đầu tư lắp đặt trạm trộn vữa khô
Hình ảnh trạm trộn vữa khô Đại Việt đã lắp đặt cho khách hàng thực tế
Công suất trạm trộn vữa khô
Thứ nhất, doanh nghiệp cần xác định rõ công suất trạm trộn. Đây là yếu tố đầu tiên doanh nghiệp cần lưu ý để tối ưu chi phí tốt nhất. Trạm trộn vữa khô đạt công suất bao nhiêu, cần xác định rõ sản lượng tiêu thụ đầu ra của doanh nghiệp. Mỗi tháng đơn vị bán được bao nhiêu tấn vữa khô. Chia ra số ngày sản xuất trong tháng khoảng 20 – 25 ngày, mỗi ngày khoảng 8 – 10 tiếng hoặc 16 tiếng. Nên để thời gian cho máy móc thiết bị của trạm trộn được nghỉ ngơi, mới nâng cao được tuổi thọ.
Xác định rõ công suất trạm trộn vữa khô khoảng 10 tấn/giờ, 20 tấn/giờ, 30 tấn/giờ… thậm chí 60 tấn/giờ để lắp đặt thiết bị dây chuyền sản xuất vữa khô cho phù hợp. Trạm trộn vữa khô hoạt động công suất phù hợp sẽ đạt sản lượng vữa cần thiết, năng lượng tiêu hao thấp, máy bền, ít hư hỏng, tối ưu tiền điện, tiền bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành…
Thiết bị làm vữa khô
Thứ 2, doanh nghiệp cần hiểu rõ thiết bị làm vữa khô gồm những gì? Khi sản xuất vữa khô trộn sẵn, trạm trộn cần những thiết bị gì để chạy đảm bảo công suất phù hợp. Doanh nghiệp cần lưu ý yếu tố này. Dù đơn vị cung cấp sẽ thiết kế dây chuyền làm vữa khô phù hợp nhất với nhu cầu sản xuất, tuy nhiên doanh nghiệp cần chủ động, nắm bắt và hiểu rõ các thiết bị cần thiết cho công suất của trạm trộn. Việc hiểu rõ các thiết bị làm vữa khô của trạm trộn giúp chủ đầu tư lựa chọn thiết bị phù hợp, đáp ứng công suất, giúp tối ưu chi phí đầu tư ban đầu.
Hình ảnh cân đóng bao ở tầng dưới, cối trộn ở tầng trên của trạm trộn vữa khô thực tế
Cối trộn vữa khô là thiết bị chính để đảo trộn nguyên liệu cát, xi măng khi làm vữa khô. Cối trộn có nhiều kích thước và công suất khác nhau. Nên lựa chọn cối trộn có công suất phù hợp với nhu cầu, để tối ưu năng lượng tiêu hao trong mỗi mẻ trộn, tiết kiệm chi phí vận hành. Lựa chọn cối trộn có kích thước, công suất phù hợp giúp các mẻ trộn vữa đạt hiệu quả, đồng đều nhất.
Thiết bị quan trọng không kém của trạm trộn vữa khô là hệ thống cân định lượng. Hệ thống này gồm nhiều thiết bị như phễu định lượng, vít tải truyền cốt liệu vào phễu, cân định lượng chính xác. Đây là công nghệ tự động theo công thức trộn doanh nghiệp tự thiết lập trên máy điều khiển, cảm biến định lượng thiếu thừa để tự bổ sung chính xác, vữa đạt chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng.
Phễu thành phẩm và cân đóng bao là một trong các thiết bị quan trọng của trạm trộn vữa khô. Thiết bị giúp vữa khô sau khi trộn được đóng bao đúng định lượng như bao 25kg, bao 50 kg…
Ngoài các thiết bị chính của trạm trộn vữa khô kể trên, còn có các thiết bị hỗ trợ như silo, hệ thống thu bụi… Xem chi tiết kỹ hơn tại: Top 6 thiết bị làm vữa khô trộn sẵn nhất định phải có.
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp sản xuất keo dán gạch – Một loại vữa khô đặc biệt cần có thêm trạm phụ gia. Nếu doanh nghiệp sử dụng cát ướt sẽ cần thêm hệ thống tang sấy cát kèm theo.
Hình ảnh thiết bị cân phụ gia có trong trạm trộn vữa khô và keo dán gạch – Toàn bộ thiết bị được Đại Việt nhập khẩu mới đồng bộ theo dây chuyền
Yêu cầu về trạm trộn vữa khô
Thứ 3, trạm trộn vữa khô cần đáp ứng các yêu cầu dưới đây để đảm bảo lắp đặt thuận lợi, tối ưu chi phí. Nếu xưởng hoặc mặt bằng lắp đặt trạm trộn vữa khô trong nhà (có mái che), doanh nghiệp cần đảm bảo:
Chiều cao của trạm trộn vữa khô: Thường cao 10m8 nên tại vị trí trạm trộn cần đảm bảo chiều cao tối thiểu 12m5. Với chiều cao này, việc lắp đặt trạm, cẩu máy móc thuận lợi. Nếu chiều cao không cho phép việc lắp đặt máy móc thiết bị của trạm trộn gặp nhiều khó khăn. Riêng cối trộn kích thước nhỏ nhất cũng nặng khoảng 2 tấn trở lên, nên khi lắp cần cẩu đưa lên.
Chiều cao của hệ thống thu bụi thường cao 6m5, nên nếu đặt thu bụi trong nhà cần cao khoảng 9m để thay bộ lọc dễ hơn.
Nếu cốt liệu cát trộn vữa khô ẩm ướt, cần sử dụng tang sấy để sấy cát, cần bảo quản cát sau khi sấy để tránh ẩm. Do đó có thể lựa chọn phương án bảo quản cát trong silo. Lựa chọn silo kích thước bao nhiêu để bảo quản lượng cát phù hợp với công suất sản xuất là yếu tố cần lưu ý.
Việc hiểu rõ yêu cầu cần thiết khi đầu tư lắp đặt trạm trộn giúp doanh nghiệp tính toán hợp lý về xưởng sản xuất, nhà máy, mặt bằng cũng như phương án tối ưu nhất.
Hình ảnh về yêu cầu chiều cao của trạm trộn vữa khô để dễ dàng lắp đặt thiết bị – Nguồn: Đại Việt (đơn vị lấy ảnh ghi rõ nguồn)
Bố trí, lắp đặt máy móc của trạm trộn vữa khô hợp lý
Thứ 4, bố trí lắp đặt các thiết bị làm vữa khô của trạm trộn hợp lý giúp tối ưu chi phí hiệu quả. Ví dụ khi sấy cát xong đưa luôn vào silo vừa đảm bảo cát khô, tránh ẩm, tiết kiệm chi phí hiệu quả. Nếu vị trí sấy cát và silo quá xa, cần thiết kế thêm băng tải chuyền cát, hoặc phương thức vận chuyển, sẽ tăng thêm chi phí. Hoặc vị trí silo cấp cốt liệu quá xa trạm trộn, cần vít tải dài hơn để chuyển cốt liệu, chi phí sẽ cao hơn so với các vị trí silo, trạm trộn gần nhau. Nên việc thiết kế mặt bằng đặt trạm trộn vữa khô cùng các thiết bị hợp lý là yếu tố tối ưu chi phí hiệu quả.
Hình ảnh bố trí hợp lý các thiết bị làm vữa khô của trạm trộn
Lắp đặt trạm trộn vữa khô nhanh chóng
Thứ 5, triển khai lắp đặt trạm trộn vữa khô nhanh chóng. Việc lắp đặt các thiết bị nhanh chóng hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thông thường thời gian lắp đặt trạm trộn vữa khô khoảng 1 – 2 tuần khi có đầy đủ các thiết bị, điều kiện thuận lợi. Việc phối hợp nhịp nhàng giữa chuyên gia, kỹ thuật thành thạo, có nhiều kinh nghiệm lắp đặt giúp trạm trộn vữa khô thành hình nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí. Do đó, doanh nghiệp cần tìm các đơn vị cung cấp lắp đặt trạm trộn vữa khô có nhiều năm kinh nghiệm, đã thực hiện nhiều dự án để công việc thuận lợi, tối ưu chi phí tốt nhất.
Hình ảnh túi lọc khi lắp đặt hệ thống thu bụi của trạm trộn vữa khô cùng các thiết bị trong dây chuyền vữa khô nhanh chóng bởi Đại Việt
Tổng kết:
Như vậy, doanh nghiệp đầu tư lắp đặt trạm trộn vữa khô cần nắm rõ 5 yếu tố trên để tối ưu chi phí tốt nhất. Đại Việt tự hào với 10 năm kinh nghiệm chuyên tư vấn, thiết kế, lắp đặt dây chuyền vữa khô trộn sẵn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!
Xem ngay: 15 câu hỏi về dây chuyền vữa khô được quan tâm nhất
Công ty Đại Việt – Chuyên thiết kế lắp đặt trạm trộn vữa khô trộn sẵn
Với quá trình 10 năm phát triển, Công ty Kinh Doanh Quốc Tế Đại Việt là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam cung cấp và lắp đặt dây chuyền sản xuất vữa khô xây dựng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, Đại Việt không chỉ cung cấp các thiết bị chất lượng cao mà còn hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp đảm bảo dây chuyền hoạt động ổn định và hiệu quả.
Bên cạnh dây chuyền làm vữa khô trộn sẵn, Đại Việt luôn dẫn đầu về: Công nghệ nghiền đá, công nghệ sản xuất gạch không nung tự động, hệ thống sấy cát đa tầng, công nghệ dây chuyền sản xuất keo dán gạch tại Việt Nam. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp công nghệ trạm trộn bê tông nhựa nóng, phụ gia cho vữa khô và keo dán gạch.
Hãy liên hệ ngay với Đại Việt để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.
- Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế Đại Việt
- Website: Daivietjsc.com.vn/
- Hotline tư vấn: 0911.628.628
Trọn bộ video về dây chuyền sản xuất vữa khô, dây chuyền nghiền đá, nghiền cát Đại Việt cung cấp: Ở đây.